♥ Học viện nghệ thuật xây dựng sự tự tin!

Khen lành mạnh đúng cách (4-14 tuổi) - Phần 2

Sự tự tin bên trong của con được thể hiện qua những phản ứng, cách nhìn nhận và hành động của chúng.

Hiểu được lý do vì sao nên xây dựng lòng tự trọng và tự tin từ bên trong ở trẻ theo những chứng minh về khoa học tại: [link bài 1]. Chúng ta hãy cùng nhau hành động thôi nào!

Phương pháp 5 bước xây dựng sự tự tin từ bên trong cho trẻ:

Dưới đây là cách bắt đầu thay đổi cách khen ngợi trẻ với những lời khuyên từ các chuyên gia:

1. Chú ý vào sự nỗ lực. Những tài năng thiên bẩm không phải là thứ để trẻ tự hào. Thay vào đó, hãy nhấn mạnh những phẩm chất mà chúng có quyền kiểm soát, như sự kiên trì, chăm chỉ, dũng cảm...

2. Đặt câu hỏi: “Con cảm thấy thế nào khi chơi?”, “Con đã chuẩn bị tốt cho buổi diễn văn nghệ chưa?”. Lắng nghe là cách tốt để nuôi dưỡng lòng tự trọng từ bên trong.

3. Động viên con làm tốt hơn. Lần thứ hai con bị bí trong một phương trình toán học, bạn có nói cho con biết cách giải không? “Một trong những điều tồi tệ nhất bạn có thể làm là vội vàng sửa chữa mọi thứ”, Tiến sĩ Nelsen nói. “Hãy nói với con rằng bạn có niềm tin vào chúng và khuyến khích chúng tự tìm ra lời giải cho mình. Con sẽ học được rằng sự nỗ lực sẽ giúp con giải quyết một vấn đề.” Thậm chí, điều này còn nuôi dưỡng ý thức về sự sở hữu trong cuộc sống của con bạn.

4. Xem nhẹ lỗi lầm. Nelsen khuyên rằng bạn hãy xem lỗi lầm của con là những cơ hội, dạy con những bài học từ trải nghiệm. Và hãy chia sẻ những sai lầm mà bạn đã mắc phải để con hiểu rằng sai lầm là điều tất yếu. Tiến sĩ Taylor nói: “Nhắc nhở con rằng thất bại một lần không nhất thiết là con sẽ thất bại một lần nữa. Lý do hầu hết để mọi người thành công là vì họ đã thất bại.”

5. Giữ bình tĩnh. Nếu con bạn thể hiện điều gì đó chưa tốt hết sức, bạn chỉ cần im lặng ngay lúc ấy, chỉ cần đề cập bâng quơ về món ăn con thích, hoặc một hoạt động ngoại khóa vào cuối tuần để giữ cảm xúc thoải mái cho con. Nếu con bạn muốn chia sẻ, hãy lắng nghe thay vì phân tích. Nếu con hỏi bạn cảm thấy như thế nào về điều chúng vừa làm, bạn có thể hỏi về cảm nhận của chúng, và sau đó trở lại mục #4: Xem nhẹ lỗi lầm và động viên con. Đôi khi, cử chỉ xoa vai, xoa đầu nhẹ nhàng cũng đủ động viên con.

Kế hoạch phòng ngừa “khen ngợi quá mức”

“Nếu bạn là mẹ của một đứa trẻ học mẫu giáo, hãy hiểu rằng các con sẽ chờ đợi sự chấp thuận của ba mẹ chúng một cách tự nhiên”, Tiến sĩ Nelsen chia sẻ. Vì thế, hãy dành lời khen thật sự cho con bằng sự quan sát và đưa ra lời bình luận thay vì lời đánh giá, ví dụ thay vì nói “Bộ váy này đẹp nhất dành cho con” thì hãy nói “Con của mẹ đã tự chọn một bồ váy phù hợp cho mình rồi”.

Vậy, làm thế nào để trò chuyện với con và giúp chúng phát triển

Điều cần tránh: “Con làm tốt lắm”

Điều cần nói: Hãy nói cụ thể như: “Ba/mẹ thích chi tiết trên đó” hoặc “ba/mẹ hiểu rằng con đã dành thời gian và nỗ lực cho việc đó”.

Lý do: Mục đích của việc khuyến khích là để thúc đẩy các hành vi tích cực, và lời khen “con làm tốt lắm” sẽ không mang lại thông tin hữu ích.

Những điều cần tránh: “Con gái ngoan của ba mẹ!” hay “Cậu bé ngoan của ba mẹ!”

Điều cần nói: “Con trông rất vui vẻ và hạnh phúc với chính mình”

Lý do: Tiến sĩ Nelsen cho biết: “Câu nói như vậy cho con bạn biết rằng các con không chỉ “tốt” hay “ngoan” theo cách mà người khác nghĩ chúng như thế”. Thêm vào đó, lời động viên đó cũng kết nối giá trị tổng thể của con dựa vào những hành vi cụ thể trong cuộc sống của trẻ.

Điều cần tránh: “Con rất tuyệt vời!”

Điều cần nói: “Con hãy tự hào về chính bản thân mình!” hay “Ba/mẹ rất tự hào về con”

Lý do: Những phản ứng quá mức gây hại nhiều hơn là tốt, bởi vì trẻ sẽ thắc mắc tại sao ba mẹ lại phấn khích đến vậy, trong khi con không có cảm giác đến mức như thế.

Điều cần tránh: “Đội bóng của con có dành chiến thắng không?

Điều cần nói: “Con có vui không?” hay “Hãy kể cho ba mẹ nghe về trận đá bóng hôm nay.”

Lý do: Thể thao là những hoạt động mang lại sự phấn khởi, tinh thần đồng đội và xây dựng kỹ năng, vì thế kết quả hay chiến thắng đôi khi không phản ánh hoàn toàn những nỗ lực của con bạn.

Điều cần tránh: “Con rất thông minh”.

Điều cần nói: “Ba mẹ hiểu rằng con sẽ không từ bỏ điều đó” hay “Chắc hẳn con của ba mẹ đã học tập rất chăm chỉ!”. Hãy tập trung vào cách mà con bạn nỗ lực làm một việc gì đó.

Lý do: Thay vì gọi tên những khả năng thiên bẩm của con, điều mà con không thể kiểm soát được, bạn hãy đề cập đến thành tích của chúng một cách tinh tế như là một điều may mắn.

--------------------------------

Kiến thức này dựa vào nguồn Scholastic – là nhà xuất bản sách thiếu nhi lớn nhất Thế giới ra đời vào năm 1945, kết nối cùng các nhà giáo dục và gia đình thông qua khả năng tiếp cận, trải nghiệm và chuyên môn. Scholastic dẫn đầu nghiên cứu nguyên bản và lãnh đạo tư duy về các chủ đề liên quan đến xóa mù chữ và công bằng trong giáo dục, từ đó đạt được những hiểu biết sâu sắc hơn về quan điểm và kinh nghiệm của các gia đình và các nhà giáo dục.

Liên Hệ Nhà ALU