Một tối nọ, ngôi nhà trong con hẻm quận 8, Sài Gòn bỗng được treo lủng lẳng những chiếc lồng đèn xưa đẹp.
Bên trong ngôi nhà, một tiệm tạp hóa xưa đậm chất Sài Gòn được dựng lên với những thứ bánh kẹo mà bây giờ đã lỗi thời. Những vỏ lon sữa bò được chuẩn bị sẵn, mâm cỗ Trung thu ngày xưa được trưng bày đầy đủ. Và đôi vợ chồng trẻ đang chờ tụi học trò nhỏ đến phá cỗ.
Họ là cô giáo Đồng Lê Quỳnh Hương và thầy Nguyễn Anh Luân, những người đã dày công tạo nên một không gian xưa tại chính căn nhà của ngoại mình để đưa các em về với Tết Trung thu của những năm 90s.
Chị Hương tâm sự: “Trong chính căn nhà của ngoại ở xóm nghèo này Hương và các anh chị em của mình đã từng có những ngày tháng tuổi thơ rất đẹp. Đó là những đêm Trung thu ngoại cùng mẹ và các dì chuẩn bị mâm cỗ trước sân, các thành viên trong gia đình cùng ngồi quây quần với nhau cười vui, phá cỗ, rước đèn…Vì vậy hôm nay Hương mời các bạn đến nhà ngoại để Hương có thể chia sẻ hạnh phúc, đặc biệt là các em nhỏ, để các em hiểu được giá trị thật của Tết Trung thu là gì!”.
Mời bạn đến với không gian của Trung thu những năm 90s.
Về nhà ngoại, ăn vặt ở tạp hóa chú Bảy và làm lồng đèn bằng lon
Nhà ngoại nằm trong một xóm cũ ở quận 8, cây hoa sứ già trước nhà nghiêng mình che mát cả một khoảng sân rộng. Hôm nay cây sứ được trang hoàng lộng lẫy bởi rất nhiều chiếc lồng đèn đủ màu sắc để tụi con nít đón Tết Trung thu.
Không gian nhà ngoại được trang trí đầy sắc màu để đón Tết Trung thu.
5h chiều không khí chuẩn bị vẫn tất bật, người lo treo đèn, người đổ bánh phục linh, người bày trí lại mâm cỗ…tất cả đều mong muốn đem đến một buổi tối đặc biệt không những cho các em thiếu nhi mà cả những phụ huynh – những “cô cậu thiếu nhi” đã lớn.
6h tối các phụ huynh đưa con đến nhà ngoại mỗi lúc một đông. Như đã thông báo trước, hôm nay không phải là một chương trình Trung thu mà đơn giản chỉ là mời mọi người đến nhà chơi. Chính vì thế không khí cũng ấm cúng và gần gũi hơn rất nhiều.
Một tối nọ, ngôi nhà nhỏ trong con hẻm ở quận 8, Sài Gòn bỗng được treo lủng lẳng những chiếc lồng đèn giấy kiếng trên cây hoa sứ trước sân. Bên trong ngôi nhà, một tiệm tạp hóa xưa đậm chất Sài Gòn được dựng lên với những thứ bánh kẹo mà bây giờ đã lỗi thời. Những vỏ lon sữa bò được chuẩn bị sẵn, mâm cỗ Trung thu ngày xưa được trưng bày đầy đủ. Và đôi vợ chồng trẻ đang chờ tụi học trò nhỏ đến phá cỗ.
Họ là cô giáo Đồng Lê Quỳnh Hương và thầy Nguyễn Anh Luân, những người đã dày công tạo nên một không gian xưa tại chính căn nhà của ngoại mình để đưa các em về với Tết Trung thu của những năm 90s.
Chị Hương tâm sự: “Trong chính căn nhà của ngoại ở xóm nghèo này Hương và các anh chị em của mình đã từng có những ngày tháng tuổi thơ rất đẹp. Đó là những đêm Trung thu ngoại cùng mẹ và các dì chuẩn bị mâm cỗ trước sân, các thành viên trong gia đình cùng ngồi quây quần với nhau cười vui, phá cỗ, rước đèn…Vì vậy hôm nay Hương mời các bạn đến nhà ngoại để Hương có thể chia sẻ hạnh phúc, đặc biệt là các em nhỏ, để các em hiểu được giá trị thật của Tết Trung thu là gì!”.
Về nhà ngoại, ăn vặt ở tạp hóa chú Bảy và làm lồng đèn bằng lon
Nhà ngoại nằm trong một xóm cũ ở quận 8, cây hoa sứ già trước nhà nghiêng mình che mát cả một khoảng sân rộng. Hôm nay cây sứ được trang hoàng lộng lẫy bởi rất nhiều chiếc lồng đèn đủ màu sắc để tụi con nít đón Tết Trung thu.
5h chiều không khí chuẩn bị vẫn tất bật, người lo treo đèn, người đổ bánh phục linh, người bày trí lại mâm cỗ…tất cả đều mong muốn đem đến một buổi tối đặc biệt không những cho các em thiếu nhi mà cả những phụ huynh – những “cô cậu thiếu nhi” đã lớn.
6h tối các phụ huynh đưa con đến nhà ngoại mỗi lúc một đông. Như đã thông báo trước, hôm nay không phải là một chương trình Trung thu mà đơn giản chỉ là mời mọi người đến nhà chơi. Chính vì thế không khí cũng ấm cúng và gần gũi hơn rất nhiều.
Ở nhà ngoại, các em nhỏ được tự tay trang trí những chiếc lồng đèn giấy theo cách riêng của mình. Được học cách làm lồng đèn bằng lon sữa ông thọ – những món đồ chơi của bố mẹ chúng một thời. Anh Luân kể: “Trung thu của con nít ngày xưa làm gì được mua cho lồng đèn đẹp. Có gì xài nấy, chủ yếu là làm lồng đèn bằng lon sữa ông thọ. Có một kỷ niệm mà anh nhớ mãi, năm đó mẹ lãnh lương vào đúng dịp Trung thu, thế là mẹ trích ra mua cho anh một chiếc lồng đèn giấy. Anh còn nhớ đó là lồng đèn hình con ngựa. Đó là lần đầu tiên được bận bộ đồ đẹp đi rước đèn với các bạn. Vui tới độ vừa đi vừa hát ca, rồi lồng đèn cháy lúc nào không hay luôn”.
Các em nhỏ được học cách làm lồng đèn bằng vỏ lon, và trang trí lồng đèn giấy kiếng, những món đồ chơi quen thuộc của con nít thập niên 90s.
Một trong những điểm nhấn ở nhà ngoại đó chính là tiệm tạp hóa chú Bảy. Tiệm của chú Bảy có đủ các loại bánh kẹo mà con nít hồi xưa ghiền chảy nước miếng. Nào là xí muội bông mai, “xi cô la” con chồn, “xi cô la” ống, bánh men… Còn có rất nhiều món đồ chơi như máy điện tử xếp gạch, bong bóng keo, bong bóng xà phòng…
Tiệm tạp hóa chú Bảy mang đến cả một trời thương nhớ.
Những món đồ này khá lạ lẫm với những đứa trẻ bởi chúng đã quen với bánh donut, pizza hay kẹo chocolate M&M… Thế nhưng với bố mẹ của các em thì tiệm tạp hóa của chú Bảy là cả một trời thương nhớ, là miền kỳ ức tuổi thơ dữ dội. Trong không gian này người lớn bất chợt quên đi những bộn bề của cuộc sống, để hồn nhiên vui cười như những ngày trẻ dại.